Chân tĩnh và biến đổi mực nước biển tương đối Đẳng_tĩnh

Bài chi tiết: Chân tĩnh

Chân tĩnh là một nguyên nhân khác của thay đổi mực nước biển tương đối mà khá khác với các nguyên nhân đẳng tĩnh. Thuật ngữ chân tĩnh đề cập đến sự thay đổi lượng nước ở đại dương, thường là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi khí hậu Trái Đất nguội đi, một lượng nước lớn hơn ở trong các dạng như sông băng, tuyết, v.v. Điều này dẫn đến giảm mực nước biển (so với một khối đất ổn định). Việc lấp đầy lại bồn trũng đại dương bởi nước băng tan ở cuối kỷ Băng Hà là một ví dụ của mực nước biển dâng chân tĩnh.

Một nguyên nhân lớn thứ hai gây ra mực nước biển dân chân tĩnh là sự mở rộng nhiệt của nước biển khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên. Ước lượng hiện tại của mực nước biển dâng toàn cầu từ ghi chép đo thủy triều và cao kế vệ tinh là khoảng +3 mm/năm (xem báo cáo IPCC 2007). Mực nước biển toàn cầu cũng được tác động bởi dịch chuyển dọc của lớp vỏ, thay đổi trong tốc độ quay của Trái Đất, thay đổi quy mô lớn trong rìa lục địa và thay đổi trong tốc độ giãn của đáy đại dương.

Khi thuật ngữ tương đối được sử dụng trong bối cảnh với biến đổi mực nước biển, nó ngụ ý là cả chân tĩnh và đẳng tĩnh đang hoạt động, hoặc người viết không biết nguyên nhân gây ra.

Phản ứng hậu băng hà cũng có thể là một nguyên nhân của mực nước biển dâng. Khi đáy biển dâng-nó vẫn đang xảy ra tại một số vùng ở bán cầu bắc-nước bị dịch chuyển và phải đi đến chỗ khác.

Liên quan